Disable Preloader

Nhóm nghiên cứu mạnh

NHÓM NGHIÊN CỨU MẠNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC, ĐHQGHN

Trên cơ sở nhóm nghiên cứu tiềm năng, năm 2023 Đại học Quốc gia Hà Nội đã quyết định phê duyệt 02 Nhóm nghiên cứu mạnh của Trường Đại học Y Dược, ĐHQGHN.

I. Nhóm Nghiên cứu Phát triển thuốc

Quyết định thành lập Nhóm nghiên cứu mạnh "Nghiên cứu phát triển thuốc". Chi tiết xem tại đây.

1. Thành viên

Họ và tên

Vị trí

GS. TS. Nguyễn Thanh Hải

Trưởng nhóm

TS. Nguyễn Thị Thanh Bình

Phó Trưởng nhóm

ThS. Đặng Kim Thu

Thư ký

TS. Trịnh Ngọc Dương

Thành viên

TS. Ngô Anh Tuấn

Thành viên

GS. TS. Sun Yeon Kim

Thành viên

TS. Seijiro Homma

Thành viên

2. Các hướng nghiên cứu chính

2.1. Hướng nghiên cứu protein biomarker

Mục tiêu

Trong 3 năm tới, nhóm tập trung xác định các biomarkers cho ung thư giai đoạn sớm (ung thư vú) bằng cách đánh giá sự thay đổi glycosylation của protein phân tách từ huyết tương bằng phương pháp protein nano corona

Ý nghĩa khoa học, thực tiễn:

Ung thư là căn bệnh phổ biến trên toàn cầu, gây ra hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe cho người bệnh và gánh nặng vật chất, tinh thần cho cộng động. Chẩn đoán ung thư giai đoạn sớm thường giúp đưa đến các biện pháp điều trị triệt để và đơn giản, ví dụ phẫu thuật, giúp tăng đáng kể tỉ lệ cứu chữa cho người bệnh. Tuy nhiên các biomarkers dùng cho chẩn đoán còn rất hạn chế. Hướng nghiên cứu đề xuất ở đây dựa vào sự thay đổi glycosylation của protein huyết tương, có triển vọng tìm ra các biomarkers mới cho ung thư.

Kế hoạch triển khai:

Năm 1: phát triển phương pháp tách protein (bao gồm tổng hợp tiểu phân nano, tối ưu quy trình tạo ra nano corona). Phương pháp phân tích nồng độ protein và glycan.

Năm 2: đánh giá các thay đổi của glycosylation trên nhóm bệnh. Xác định các thay đổi có thể sử dụng như biomarker

Năm 3: hình thành quy trình phân tích glycosylation để phát triển test xét nghiệm

2.2. Hướng Nghiên cứu phát triển và ứng dụng phương pháp định lượng hormone steroid trong dịch sinh học

Mục tiêu:

  • Phát triển phương pháp định lượng đồng thời các hormone steroid bằng phương pháp LC-MS/MS với độ nhạy và độ đặc hiệu cao.
  • Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số hoạt chất có nguồn gốc từ thiên nhiên tới nồng độ một số hormone steroid trên động vật thí nghiệm.
  • Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số yếu tố thuộc môi trường sống đặc biệt là vùng bị nhiễm chất độc da cam dioxin tới sự thay đổi cân nặng, các hormone steroid trong cơ thể ở bà mẹ và trẻ em.

Ý nghĩa khoa học, thực tiễn:

Hormone là những chất trung gian hóa học thiết yếu liên quan đến các chức năng sinh lý khác nhau của cơ thể sống. Chúng kiểm soát và điều tiết hoạt động của các tế bào hoặc cơ quan trong cơ thể như tiêu hóa, chuyển hóa, hô hấp, chức năng mô, cảm nhận giác quan, ngủ, bài tiết, tiết sữa, stress, sinh trưởng và phát triển, di chuyển, sinh sản và tâm trạng. Hormon steroid và tiền chất của chúng như cortisol, testosterone, estrone, estradiol, progesterone, DHT, DHEA, …được tổng hợp và chuyển hóa chủ yếu ở tuyến thượng thận, tuyến sinh dục của nam và nữ, thúc đẩy sự phát triển của đặc điểm giới tính thứ cấp, khả năng sinh sản và có các vai trò chức năng trong xương, não và các cơ quan khác. Sự mất cân bằng hormon xảy ra khi một tuyến nội tiết sản sinh ra quá nhiều hoặc quá ít hormon và gây ra các bệnh nội tiết như tiểu đường, suy thượng thận, bệnh Cushing, béo phì, các bệnh tim mạch… Do vậy, phát triển phương pháp định lượng hormone steroid trong dịch sinh học đặc biệt là sắc ký lỏng ghép nối khối phổ (LC-MS/MS) đóng vai trò trong việc nghiên cứu, chuẩn đoán và phòng ngừa sớm các bệnh hoặc sự thay đổi về nồng độ và chuyển hoá các hormone steroid trong cơ thể do các nguyên nhân khác nhau gây ra như môi trường sống, thói quen sinh hoạt...

Kế hoạch triển khai:

Năm thứ nhất: Thẩm định phương pháp định lượng đồng thời các hormone steroid trong dịch sinh học bằng phương pháp LC-MS/MS.

Năm thứ hai: Nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt chất từ thiên nhiên, các yếu tố thuộc môi trường sống tới sự thay đổi nồng độ các hormone steroid trên động vật và người. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu và công bố trên tạp chí quốc tế.

Năm thứ ba: Hoàn thành các nghiên cứu và công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín.

2.3. Hướng nghiên cứu phát triển sản phẩm chăm sóc sức khoẻ, mỹ phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên

Mục tiêu:

  • Phát triển được sản phẩm hỗ trợ điều trị sa sút trí tuệ từ dược liệu Việt Nam, có khả năng thương mại hoá trên thị trường
  • Phát triển được các dòng sản phẩm trị nám, trị mụn, làm trắng da, mờ vết thâm từ dược liệu Việt Nam, có khả năng thương mại hoá trên thị trường

Ý nghĩa khoa học, thực tiễn:

Về chuyên môn:

  • Phát triển được các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu được chuẩn hóa dựa trên bằng chứng kết quả nghiên cứu
  • Làm chủ được các quy trình công nghệ tiên tiến, khả thi

Về đóng góp cho xã hội:

  • Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần phát triển dược liệu thành hàng hoá trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới
  • Sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất thành công, góp phần vào chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
  • Xây dựng được niềm tin của người Việt với các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ nội địa có chất lượng, theo đúng định hướng của nhà nước “Người Việt dùng hàng Việt”, “Nam dược trị Nam nhân”

Về đào tạo: đề tài được triển khai sẽ góp phần phát triển nhóm nghiên cứu tiềm năng, hỗ trợ công bố quốc tế cho các nhà khoa học trẻ.

Kế hoạch triển khai:

Năm thứ 1: Xây dựng được công nghệ lõi nhằm phát triển sản phẩm có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm tương tự đang lưu hành trên thị trường

Năm thứ 2: Phát triển công thức sản phẩm, thử nghiệm quy mô pilot

Năm thứ 3: Triển khai quy mô công nghiệp, chuyển giao công nghệ, đưa sản phẩm thương mại hoá trên thị trường

2.4. Hướng nghiên cứu bào chế thuốc và nguyên liệu làm thuốc

Mục tiêu:

Nghiên cứu bào chế các dạng thuốc có tác dụng kéo dài, giải phóng tại đích, tăng sinh khả dụng.

Ý nghĩa khoa học, thực tiễn: Tại Việt Nam, các nghiên cứu phát triển thuốc có tác dụng kéo dài, giải phóng tại đích, và tăng sinh khả dụng chưa có nhiều, các thuốc trên thị trường phần lớn là thuốc nhập ngoại có giá thành cao. Do đó hướng nghiên cứu bào chế thuốc, nguyên liệu làm thuốc giúp cho ngành sản xuất Dược phẩm của Việt Nam tiến gần hơn với công nghệ sản xuất dược phẩm của thế giới. Đồng thời, có thể đáp ứng được nhu cầu điều trị, chủ động nguồn thuốc chữa bệnh, thay thế hàng nhập ngoại, cũng như tiết kiệm chi phí thuốc điều trị cho bệnh nhân, đặc biệt đối với những bệnh nhân mạn tính.

Kế hoạch triển khai:

Năm thứ nhất: Xác định nguyên liệu, xây dựng công thức bào chế

Năm thứ hai: Xây dựng quy trình bào chế

Năm thứ ba: Đăng ký sản phẩm

3. Các sản phẩm đạt được tính từ năm 2023 đến nay

  •  2 bài báo quốc tế
  1. Van Nguyen, K., Dang, T.K., Vu, L.T.D. et al. Orodispersible film incorporating nanoparticulate loratadine for an enhanced oral bioavailability. J. Pharm. Investig. 53, 417–426 (2023). https://doi.org/10.1007/s40005-023-00613-2 (Q1, IF: 5.5)
  2. Thu Kim Dang, Seong-Min Hong, Vui Thi Dao, Phuong Thi Thu Tran, Hiep Tuan Tran, Giang Hoang Do, Thanh Nguyen Hai, Hang Thi Nguyet Pham & Sun Yeou Kim (2023) Anti-neuroinflammatory effects of alkaloid-enriched extract from Huperzia serrata on lipopolysaccharide-stimulated BV-2 microglial cells, Pharmaceutical Biology, 61:1, 135-143, DOI: 10.1080/13880209.2022.2159450 (Q1, IF: 3.889)       
  •  2 bài báo trong nước
  1. Thi Phuong Hai, B., Thi Kim Anh, T., Thi Khanh Huyen, T., Xuan Huy, L., Thi Ngan, D., Thi Thuong, B., Van Khanh, N., Thanh Hai, N., & Thi Thanh Binh, N. (2023). Potentialities of Antimicrobial Peptide Mastoparan C Isolated the European Hornet Vespa Crabro in Drug Discovery. VNU Journal Of Science: Medical And Pharmaceutical Sciences, 39(1). doi:10.25073/2588-1132/vnumps.4489
  2. Hue Linh, N., Thi Minh Hue, P., Thi Mai Anh, N., Thi Thuong, B., Van Khanh, N., Thi Thanh Binh, N., Thi Hai Yen, N., Kim Thu, D., Thanh Tung, B., Minh Koong, T., & Thanh Hai, N. (2023). Protein Drug Production. VNU Journal Of Science: Medical And Pharmaceutical Sciences, 39(2). doi:10.25073/2588-1132/vnumps.4526
  • Giải pháp hữu ích được cấp bằng
  1. GPHI số 3221, ngày cấp 8/6/2023 (Đồng tác giả): Quy trình sản xuất chế phẩm cao chiết dùng để điều trị bệnh viêm đại tràng và chế phẩm thu được từ quy trình này.

 

II. Nhóm Nghiên cứu Phát triển các sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ dược liệu

Quyết định thành lập Nhóm nghiên cứu mạnh "Phát triển các sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ dược liệu". Chi tiết xem tại đây.

1. Thành viên

Họ và tên

Vị trí công tác

PGS.TS.Bùi Thanh Tùng

Trưởng nhóm,

Trường ĐH Y Dược, ĐHQGHN

GS.TS Sun Youn Kim 

Thành viên,Đại học Gachon, Hàn Quốc

PGS.TS Phạm Thị Minh Hằng

Thành viên, Viện Dược Liệu

PGS.TS Lê Thị Luyến

Thành viên,

Trường ĐH Y Dược, ĐHQGHN

TS.Nguyễn Thị Thanh Bình 

Thành viên,

Trường ĐH Y Dược, ĐHQGHN

TS.Nguyễn Thị  Hải Yến

Thành viên,

Trường ĐH Y Dược, ĐHQGHN

TS. Lê Thị Kim Vân

Thành viên,

Viện Dược Liệu

2. Các hướng nghiên cứu chính

 

  • Phát triển mô hình nghiên cứu phát triển thuốc in silico: Các mô hình phát triển thuốc, sàng lọc các hợp chất có  tác dụng theo phương pháp in silico, tiết kiệm được kinh phí và thời gian.
  • Phát triển các mô hình thử tác dụng dược lý in silico, in vitro và in vivo. Nghiên cứu đánh giá về cơ chế tác dụng của thuốc và các chế phẩm ở mức độ phân tử, tiến tới đạt được các sản phẩm là các mô hình đánh giá tác dụng dược lý của thuốc và các chế phẩm, các công bố quốc tế chất lượng cao. 
  • Nghiên cứu các kinh nghiệm dân gian trong việc sử dụng dược liệu và nghiên cứu phát triển thuốc, TPCN, mỹ phẩm từ dược liệu. 
  • Phát triển các dược liệu và bài thuốc dân gian thành sản phẩm Dược hiện đại. Tiến hành nghiên cứu phân lập các hợp chất từ dược liệu và bài thuốc dân gian và phát triển thành sản phẩm thuốc tiềm năng. 
  • Xây dựng các quy trình chiết xuất dược liệu, bào chế các dạng sản phẩm: cao, bột, nguyên liệu sản xuất thuốc từ dược liệu tiến tới điều chế các dạng thuốc bào chế hiện đại khác nhau dùng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến tim mạch, thần kinh, Alzheimer, các bệnh về gan, tiểu đường, ung thư, lão hóa… ... 
  • Đăng ký sở hữu trí tuệ, phát triển các sản phẩm và tiến tới chuyển giao công nghệ.

 

3. Các sản phẩm đạt được tính từ năm 2023 

  • Sách/Chương sách
  1. The Effect of Medicinal Plants on the Metabolic Syndrome, BT Tung, D Van Thanh, NP Thanh
  2. The Metabolic Syndrome: Dietary Supplements and Food Ingredients
  3. Effects of Phenolic Compounds in Plants for Treatment of Type 2 Diabetes
  4. The Metabolic Syndrome: Dietary Supplements and Food Ingredients
  5. Nanotechnology Application in Drug Delivery for Medicinal Plants
  6. Advances in Novel Formulations for Drug Delivery, 81-95
  7. Anti-inflammatory Agents from Medicinal Plants (Pages: 219-250)
  8. Phytochemical Drug Discovery for Central Nervous System Disorders: Biochemistry and Therapeutic Effects
  • 3 bài báo quốc tế
  1. Screening in silico the human epidermal growth factor receptor-2 inhibitory effect of isoflavones by molecular docking method for their potential use in breast cancer.

 

  1. Bioactive Compounds from Mimosa pudica Leaves Extract with Their α-glucosidase and Protein Tyrosine Phosphatase 1B Inhibitory Activities in vitro and in silico Approaches.

 

  1. In silico screening of alkaloids as potential inhibitors of HER2 protein for breast cancer treatment.

 

  • 2 bài báo trong nước
  1. Cytotoxicity Effects of Zanthoxylum simulans Hance. Fruit Bark Extract. TT Dang, TT Nguyen, MH Vu, TT Bui. VNU Journal of Science: Medical and Pharmaceutical Sciences 39 (2).
  1. Protein Drug Production. HL Nguyen, TMH Pham, TMA Nguyen, TT Bui, VK Nguyen, TTB Nguyen. VNU Journal of Science: Medical and Pharmaceutical Sciences 39 (2).
  • 2 Giải pháp hữu ích được cấp bằng
  1. GPHI số 3208, ngày cấp 7/6/2023. Quy trình sản xuất hỗn hợp cao chiết chè đắng và mướp đắng dùng để điều trị bệnh đái tháo đường và hỗn hợp thu được từ quy trình này.
  2. GPHI số 3221, ngày cấp 8/6/2023. Quy trình sản xuất chế phẩm cao chiết dùng để điều trị bệnh viêm đại tràng và chế phẩm thu được từ quy trình này.

BÀI VIẾT KHÁC