Disable Preloader

Thông báo Tuyển sinh Sau đại học năm 2024

Căn cứ Quyết định số 725/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 2 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc cho phép Trường Đại học Y Dược thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức hoạt động đào tạo;
Căn cứ Quyết định số 19/2006/QĐ-BYT ngày 04 tháng 7 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành Quy chế đào tạo Bác sĩ nội trú;
Căn cứ Quyết định số 1636/2001/QĐ-BYT ngày 25 tháng 5 năm 2001 của Bộ trưởng BộY tế về việc Ban hành quy chế đào tạo chuyên khoa cấp I sau đại học;
Căn cứ hướng dẫn số 589/HD-ĐHQGHN ngày 01 tháng 03 năm 2024 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội về việc hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh sau đại học năm 2024 của Đại học Quốc gia Hà Nội;

Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) thông báo tuyển sinh Sau đại học năm 2024 như sau (Thông báo chi tiết xem tại đây):

1. Hình thức, thời gian đào tạo và trình độ sau khi tốt nghiệp:

STT

Trình độ đào tạo

Hình thức và thời gian đào tạo

1

Thạc sĩ

Tập trung 2 năm

2

Chuyên khoa cấp I

Tập trung 2 năm

3

Bác sĩ nội trú

Tập trung 3 năm

2. Thời gian tuyển sinh

Trường Đại học Y Dược, ĐHQGHN thi tuyển các chuyên ngành sau đại học vào ngày 12/10/2024 và ngày 13/10/2024 lịch thi tuyển chi tiết như sau:
 

Trình độ

Nội dung

Thời gian

- Thạc sĩ

- Chuyên khoa cấp I

- Bác sĩ nội trú

- Tập trung thí sinh

- Thi môn cơ sở

Sáng Thứ bảy, 6h45 ngày 12/10/2024

Thi môn cơ bản 1

Chiều Thứ bảy, 13h45 ngày 12/10/2024

Bác sĩ nội trú

Thi môn cơ bản 2

Sáng Chủ nhật, 7h20 ngày 13/10/2024

3. Chỉ tiêu và môn thi tuyển

3.1. Trình độ thạc sĩ

STT

Chuyên ngành

Chỉ tiêu

Cơ sở

Cơ bản 1

Hình

thức thi

1

Sản phụ khoa

20

Giải phẫu

Sản phụ khoa

Tự luận

2

Mắt (Nhãn khoa)

10

Mắt (Nhãn khoa)

3

Răng – Hàm – Mặt

20

Răng – Hàm – Mặt

4

Tai mũi họng

10

Tai mũi họng

5

Điện quang &

Y học hạt nhân

15

Chẩn đoán hình ảnh

6

Ngoại khoa

20

Ngoại khoa

7

Nội khoa

35

Sinh lý

Nội khoa

7.1

CN. Nội khoa

20

7.2

CN. Đột quỵ & Bệnh lý mạch máu não

10

7.3

CN. Y học thể thao

5

8

Nhi khoa

25

Nhi khoa

9

Ung thư

10

Ung thư

10

Gây mê hồi sức

10

Gây mê hồi sức

3.2. Trình độ Chuyên khoa cấp 1

STT

Chuyên ngành

Chỉ tiêu

Cơ sở

Cơ bản 1

Hình

thức thi

1

Hồi sức cấp cứu

20

Sinh lý

Hồi sức cấp cứu

Tự luận

3.3. Trình độ Bác sĩ nội trú

STT

Chuyên ngành

Chỉ tiêu

Cơ sở

Cơ bản 1

Cơ bản 2

Hình thức thi

1

Ngoại khoa

15

Giải phẫu
&
Sinh lý

Ngoại khoa
&
Sản phụ khoa

Nội khoa
&
Nhi khoa

Tự luận

2

Ung thư

15

3

Nội khoa

20

4

Nhi khoa

20

5

Sản phụ khoa

15

6

Mắt (Nhãn khoa)

10

7

Tai mũi họng

5

8

Chẩn đoán hình ảnh

15

9

Gây mê hồi sức

15

10

Phẫu thuật tạo hình
& Thẩm mỹ

10

11

Hồi sức cấp cứu

10

12

Truyền nhiễm và

các bệnh nhiệt đới

10

13

Răng hàm mặt

15

 Răng hàm mặt 1:
Phẫu thuật trong miệng và phẫu thuật tổng quát.

Răng hàm mặt 2:
Nha khoa tổng quát

* Tùy theo số lượng thí sinh đăng ký vào từng chuyên ngành, Hội đồng tuyển sinh có thể xem xét chuyển đổi chỉ tiêu giữa các chuyên ngành để đảm bảo tuyển đủ chỉ tiêu tuyển sinh.

4. Điều kiện thi tuyển

4.1. Điều kiện về năng lực ngoại ngữ

Ứng viên đáp ứng yêu cầu về năng lực ngoại ngữ của chương trình dự tuyển được minh chứng bằng một trong các văn bằng, chứng chỉ sau:

- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài, ngành sư phạm ngôn ngữ nước ngoài hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành được thực hiện bằng ngôn ngữ nước ngoài;

- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do các đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN cấp trong thời gian không quá 2 năm tính đến ngày đăng ký dự tuyển.

- Một trong các chứng chỉ/chứng nhận ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam trong thời hạn 2 năm kể từ ngày thi chứng chỉ/chứng nhận đến ngày đăng ký dự tuyển, được quy định tại phụ lục 1 và phụ lục 2 của thông báo này

Lưu ý:

+ Đại học Quốc gia Hà Nội không chấp nhận sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ thi theo hình thức trực tuyến. Trường Đại học Y Dược sẽ xác minh văn bằng, chứng chỉ/chứng nhận ngoại ngữ của thí sinh trúng tuyển, nhập học theo quy định hiện hành của ĐHQGHN

 + Các thí sinh có thể sử dụng kết quả bài thi VNU test trước hoặc cùng đợt tuyển sinh làm minh chứng về năng lực ngoại ngữ để dự tuyển thạc sĩ. VNU test là bài thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo định hướng nghề nghiệp tại ĐHQGHN do Trường Đại học Ngoại ngữ (ĐHNN) tổ chức, được sử dụng làm minh chứng về năng lực ngoại ngữ cho thí sinh dự tuyển đào tạo thạc sĩ (không áp dụng cho thí sinh dự tuyển tiến sĩ và cũng không được sử dụng làm minh chứng chuẩn đầu ra ngoại ngữ của các CTĐT thạc sĩ). Thí sinh có nhu cầu thi để cấp chứng nhận VNU test đăng ký trực tiếp với Trường ĐHNN. Ngoài 2 đợt thi trên, Trường ĐH Ngoại ngữ có tổ chức thêm nhiều đợt thi khác trong năm và không giới hạn số lần thí sinh dự thi (xem lịch thi tại: https://dangky.ulis.vnu.edu.vn/vnu-tess/).

4.2. Điều kiện về văn bằng, thâm niên công tác (Tính đến ngày nộp hồ sơ dự thi)

4.2.1. Điều kiện chung

- Đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp.

- Có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ của CTĐT; (Không áp dụng đối với trình độ Chuyên khoa cấp I).

- Về kinh nghiệm công tác chuyên môn: theo yêu cầu của CTĐT (được phê duyệt theo quyết định ban hành CTĐT).

- Lý lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên và không trong thời gian thi hành án hình sự, được cơ quan quản lý nhân sự nơi đang làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận, ứng viên viên đăng ký dự thi BSNT cần có xác nhận của cơ sở đào tạo trình độ bác sĩ.

- Có đủ sức khỏe để học tập. Đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học, thủ trưởng đơn vị đào tạo xem xét, quyết định cho dự thi tuyển sinh tùy tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành học.

- Thí sinh được xét đủ điều kiện dự tuyển khi có đã nộp đủ hồ sơ dự tuyển theo yêu cầu của CTĐT cho Hội đồng tuyển sinh. Riêng minh chứng về năng lực ngoại ngữ và chứng chỉ bổ sung kiến thức, thí sinh phải hoàn thiện trước khi được công nhận trúng tuyển.

- Nộp đầy đủ, đúng thủ tục, đúng thời hạn các văn bằng, chứng chỉ, giấy tờ và lệ phí dự thi theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và của Trường Đại học Y Dược.

4.2.2. Điều kiện về văn bằng chứng chỉ và kinh nghiệm/ thâm niên công tác chuyên môn:

4.2.2.1. Trình độ đào tạo Thạc sĩ

Ngành

Điều kiện

Văn bằng

Điều kiện chứng chỉ/ thâm niên

Nội khoa, Sản phụ khoa,

Ung thư, Tai mũi họng,

Gây mê hồi sức,

Điện quang & Y học hạt nhân

Y khoa

Tốt nghiệp đại học chính quy ngành Y khoa, có chứng chỉ hành nghề y khoa hoặc đã có chứng chỉ cơ bản hoặc đã học tập/làm việc trong lĩnh vực chuyên ngành 18 tháng trở lên tính đến ngày dự thi.

Ngoại khoa

Y khoa

Tốt nghiệp đại học chính quy ngành Y khoa đã có chứng chỉ hành nghề y khoa hoặc đã làm việc/học tập trong lĩnh vực Ngoại khoa ít nhất 18 tháng kể từ ngày ký quyết định công nhận tốt nghiệp đến ngày dự thi.

Nhi khoa

Y khoa

Tốt nghiệp đại học chính quy ngành Y khoa, đã có chứng chỉ hành nghề Nhi khoa hoặc đã làm việc/học tập trong lĩnh vực Nhi khoa ít nhất 18 tháng kể từ ngày ký quyết định công nhận tốt nghiệp đến ngày dự thi.

Răng hàm mặt

Răng hàm mặt

Tốt nghiệp đại học chính quy ngành Răng hàm mặt, có chứng chỉ hành nghề Răng hàm mặt hoặc đã làm việc/học tập trong lĩnh vực Răng hàm mặt ít nhất 18 tháng kể từ ngày ký quyết định công nhận tốt nghiệp đến ngày dự thi.

Mắt (Nhãn khoa)

Y khoa

Tốt nghiệp đại học chính quy ngành Y khoa, có một trong các điều kiện sau:

+ Đã có chứng chỉ hành nghề Nhãn khoa.

+ Đã làm việc/học tập trong lĩnh vực Nhãn khoa ít nhất 18 tháng kể từ ngày ký quyết định công nhận tốt nghiệp đến ngày dự thi.

+ Đã có chứng chỉ chuyên khoa I Nhãn khoa.

+ Có chứng chỉ bác sĩ Nhãn khoa cơ bản và có điểm tốt nghiệp loại giỏi/xuất sắc.

* Với thí sinh là cán bộ của các Trường Đại học Y Dược hoặc bác sĩ của các bệnh viện thực hành chính của các Trường Đại học Y Dược được dự thi ngay vào tất cả các chuyên ngành sau khi tốt nghiệp đại học.

4.2.2.2. Trình độ đào tạo Chuyên khoa cấp I

Chuyên ngành

Điều kiện

Văn bằng

Điều kiện chứng chỉ/thâm niên

Hồi sức cấp cứu

Y khoa

Có bằng tốt nghiệp đại học thuộc ngành đúng/Phù hợp với chuyên ngành dự thi.

Đối với ứng viên có bằng thạc sĩ đang làm việc liên tục trong chuyên ngành đăng kí dự thi trước 01/01/2012 được dự thi đúng chuyên ngành đang làm việc.

Có chứng chỉ hành nghề phù hợp ngành/chuyên ngành dự thi (đối với các lĩnh vực có chứng chỉ hành nghề).

Trường hợp đăng kí dự thi chuyên ngành khác phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề thì phải có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về thâm niên công tác tối thiểu 12 tháng trong chuyên ngành đăng kí dự thi.

Không áp dụng cho các bác sĩ RHM,YHCT và YHDP công tác tại chuyên ngành đăng kí dự thi sau ngày 01/01/2012

4.2.2.3. Trình độ đào tạo Bác sĩ nội trú

Chuyên ngành

Điều kiện

Văn bằng

Điều kiện chứng chỉ/ thâm niên

Nội khoa; Ngoại khoa;

 Sản phụ khoa; Nhi khoa;

Nhãn khoa; Tai mũi họng;

Chẩn đoán hình ảnh;

Gây mê hồi sức; Ung thư;

Phẫu thuật tạo hình & Thẩm mỹ;
Hồi sức cấp cứu; 

Truyền nhiễm & Các bệnh nhiệt đới

Y khoa

- Tốt nghiệp bác sĩ chính quy ngành Y khoa loại khá trở lên trong năm dự thi tuyển (chỉ tính điểm thi tốt nghiệp lần 1).

- Trong các năm học đại học không bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên, không bị dừng học tập (trừ lý do sức khỏe).

Răng hàm mặt

Răng hàm mặt

- Tốt nghiệp bác sĩ chính quy ngành Răng hàm mặt loại khá trở lên trong năm dự thi tuyển (chỉ tính điểm thi tốt nghiệp lần 1).

- Trong các năm học đại học không bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên, không bị dừng học tập (trừ lý do sức khỏe).

Lưu ý: Thí sính dự thi có bằng đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải có giấy công nhận của Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo tại thời điểm đăng ký dự thi.

4.3. Đối tượng ưu tiên và mức ưu tiên trong tuyển sinh đào tạo Thạc sĩ, Chuyên khoa cấp I

4.3.1 Đối tượng ưu tiên

- Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng kí dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 (theo bảng phân chia khu vực tuyển sinh THPT quốc gia hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Trong trường hợp này, thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác, quyết định tuyển dụng hoặc điều động, biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

- Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng kí dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1.

- Th­ương binh, ng­ười hư­ởng chính sách như­ th­ương binh.

- Con liệt sĩ.

- Anh hùng lực lư­ợng vũ trang, anh hùng lao động.

- Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học.

4.3.2. Mức ưu tiên

Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên (gồm cả người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) được cộng 01 điểm (thang điểm 10) cho môn thi cơ sở (sinh lý, giải phẫu).

5. Thời gian nhận hồ sơ

Thời gian nhận hồ sơ: Từ ngày 28/06/2024 đến ngày 27/09/2024.

6. Đăng ký dự thi, thời gian thi và lệ phí

6.1.  Hình thức đăng kí dự thi và nộp bản cứng dự thi

- Truy cập vào phần mềm tuyển sinh sau đại học của ĐHQGHN tại địa chỉ: http://tssdh.vnu.edu.vn và thực hiện đăng kí dự thi trực tuyến theo hướng dẫn

Thời gian đăng ký: Từ 8h00 ngày 28/06/2024 đến 17h00 ngày 27/9/2004.

- Thí sinh nộp bản cứng hồ sơ tại Phòng Đào tạo & Công tác học sinh sinh viên, Phòng 616, Nhà Y3, Trường Đại học Y Dược, ĐHQGHN, số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội. hoặc qua đường bưu điện theo địa chỉ đã cho trên.

Điện thoại: 0911430050 hoặc 02437450188 (số máy lẻ 616).

- Hồ sơ đăng kí dự thi: (phụ lục 4, phụ lục 5, Phụ lục 6).

- Thời gian nộp hồ sơ dự thi: Từ 8h00 ngày 28/06/2024 đến 17h00 ngày 27/9/2004.

Lưu ý: Thí sinh phải cam kết và chịu trách nhiệm về tính trung thực trong các thông tin khai báo;

Thí sinh không nộp bản cứng Hồ sơ tuyển sinh và không đăng ký qua mạng sẽ không đủ điều kiện để dự thi.

6.2. Lệ phí

- Tuyển sinh Thạc sĩ và Chuyên khoa cấp I: 300.000 đồng/thí sinh trong đó:

+ Lệ phí xét duyệt hồ sơ: 60.000 đồng

+ Lệ phí dự thi: 120.000/môn thi.

- Tuyển sinh Bác sĩ Nội trú: 420.000 đồng/thí sinh trong đó:

+ Lệ phí xét duyệt hồ sơ: 60.000 đồng

+ Lệ phí dự thi: 120.000/môn thi.

- Phương thức nộp tiền: thí sinh chuyển lệ phí tuyển sinh theo quy định vào tài khoản của Trường Đại học Y Dược như sau:

Thông tin chuyển tiền:

+  Tên Tài khoản: Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội.

+  Số TK: 26010001425221 tại Ngân hàng BIDV, Chi nhánh Mỹ Đình.

+ Nội dung chuyển khoản: Họ tên thí sinh_Ngày sinh_TS SĐH năm 2024_Ngành

Lệ phí tuyển sinh sau đại học năm 2024 tạm thu theo mức quy định tại Thông tư liên tịch số 40/2015/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 27/03/2015 của Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí dự thi, dự tuyển và sẽ được điều chỉnh khi có văn bản quy định mới.

7. Thời gian công bố kết quả thi, thời gian đào tạo

- Thời gian công bố kết quả thi tuyển dự kiến ngày 21-25/10/2024

- Thời gian nhập học dự kiến từ ngày 04/11/2024 đến ngày 08/11/2024

8. Học phí:

Theo NĐ 81/2021-NĐ-CP  ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định 97/2023/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Mọi chi tiết xin liên hệ tại:

+  Phòng Đào tạo & Công tác học sinh sinh viên, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

+  Phòng 616, NhàY3, 144 Đường Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

    +  Điện thoại: 0911430050 hoặc 02437450188 (số máy lẻ 616).

+  Email: daotao.ump@gmail.com

+  Website: https://ump.vnu.edu.vn/ mục Tuyển sinh Sau đại học.


Phụ lục 1

Bảng tham chiếu mức điểm tối thiểu một số chứng chỉ Ngoại ngữ tương đương Bậc 3, Bậc 4

theo Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam Tiếng Anh

 

Khung năng lực
ngoại ngữ VN 

IELTS

TOEFL

Cambridge Exam

Pearson English International Certificate (PEIC)

APTIS ESOL

Vietnamese Standardized Test of English Proficiency (*)

Bậc 3

4.5

42 iBT

A2 Key 140

B1 Preliminary: 140

B2 First: 140

B1 Business Preliminary 140

B2 Business Vantage: 140

Level 2

B1

VSTEP.3-5 (4.0)

Ghi chú: (*) chứng chỉ tiếng Anh VSTEP được cấp theo mẫu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tại Thông báo số 691/TB-QLCL ngày 08 tháng 5 năm 2020 (xem mẫu tại: https://bit.ly/mau_ccvstep).

Một số ngoại ngữ khác


Khung năng lực ngoại ngữ VN  tiếng Nga tiếng Pháp (*) tiếng Trung
Bậc 3 ТРКИ-1 TCF B1 HSK
Bậc 3
 

Ghi chú:

(*) Bằng tiếng Pháp DELF và DALF được sử dụng trong tuyển sinh đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ và không giới hạn thời hạn sử dụng.

Đối với một số chứng chỉ quốc tế không thông dụng khác, đơn vị đào tạo cần gửi đến Bộ Giáo dục và Đào tạo cho ý kiến về việc quy đổi tương đương.


Phụ lục 2

Danh sách các cơ sở cấp chứng chỉ, chứng nhận ngoại ngữ được công nhận trong tuyển sinh sau đại học của ĐHQGHN

1. Chứng chỉ tiếng Anh VSTEP

ĐHQGHN công nhận tất cả các cơ sở cấp chứng chỉ tiếng Anh VSTEP được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận. Dưới đây là danh sách các cơ sở cấp chứng chỉ tiếng Anh VSTEP đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép (tính đến ngày 29/02/2024).

STT

Cơ sở cấp chứng chỉ, chứng nhận

STT

Cơ sở cấp chứng chỉ, chứng nhận

1

Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN

1

Trường Đại học Ngoại thương

2

Trường ĐH Hà Nội

2

Học viện Khoa học quân sự

3

Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Huế

3

Học viện Cảnh sát nhân dân

4

Trường ĐH SP TP. Hồ Chí Minh

4

Trường Đại học Quy Nhơn

5

Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng

5

Trường Đại Học Tây Nguyên

6

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

6

Trường Đại học Sài Gòn

7

Đại học Bách khoa Hà Nội

7

Trường Đại học Văn Lang

8

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM

8

Trường Đại học Trà Vinh

9

ĐH Thái Nguyên

9

Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM

10

Trường ĐH Cần Thơ

10

Trường Đại Học Công nghiệp TP.HCM

11

Trường Đại học Nam Cần Thơ

11

Trường ĐH Lạc Hồng

12

Trường ĐH Vinh

12

Trường Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM

13

Học viện An ninh nhân dân

13

Trường ĐH Công thương TP. HCM

14

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

14

Trường ĐH Kinh tế quốc dân

15

Trường Đại học Thương mại

15

Trường ĐH Kinh tế TP. HCM

2. Các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế

STT

Cơ sở cấp chứng chỉ

Các chứng chỉ được công nhận

IELTS

TOEFL

Cambridge Exam

Aptis ESOL

1

Educational Testing Service (ETS)

 

 

 

2

British Council (BC)

 

 

3

International Development Program (IDP)

 

 

 

4

Cambridge ESOL

 

 

3. Một số chứng chỉ ngoại ngữ khác

STT

Cơ sở cấp chứng chỉ

tiếng Nga

tiếng Pháp

tiếng Trung

1

Viện tiếng Nga Quốc gia  A.X.Puskin; Phân viện Puskin

 

 

2

Bộ Giáo dục Pháp

 

 

3

Viện Goethe, TELC, ZfA, ÖSD

 

 

 

4

Công ty TNHH Công nghệ Giáo dục Quốc tế khảo thí Hán ngữ, Bắc Kinh, Trung Quốc(*)

 

 

 

5

Japan Foundation (JLPT)

Senmon Kyouiku Publishing Co.,Ltd (NAT-TEST); Nihongo Kentei Kyokai (J – Test)

 

 

6

Viện Giáo dục Quốc tế quốc gia Hàn Quốc (NIIED)

 

 

 

Ghi chú: (*) Cơ sở cấp chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Trung có hiệu lực áp dụng từ ngày 16/01/2024 (trước thời điểm này là  Tổ chức Hán Ban, Trung Quốc).

4. Chứng nhận ngoại ngữ


STT

Cơ sở cấp chứng nhận

Tiếng Anh

Tiếng Nga

Tiếng Pháp

Tiếng Trung

1

Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN

                                                          
 
 
 


BÀI VIẾT KHÁC